Trao đổi với PV VietNamNet, Chỉ huy Công an phường Trung Văn xác nhận, đơn vị đã nhận được phản ánh của người dân về việc hàng loạt ô tô bị tạt sơn vào ngày 27/9.
“Hiện chúng tôi đang phối hợp với Công an quận tiến hành điều tra, giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật’, Chỉ huy Công an phường Trung Văn nói.
Trước đó, như VietNamnet đã thông tin, vào sáng 27/9 tại đường nội bộ Khu đô thị Trung Văn (Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), nhiều người dân tá hoả phát hiện khoảng hơn 10 chiếc ô tô đỗ ven đường bị tạt sơn màu đỏ lên thân và kính xe.
Anh C.M.Q. (31 tuổi, trú tại toà nhà Intracom1, khu đô thị Trung Văn) cho biết, có tổng cộng 12 chiếc xe bị dính sơn với mức độ khác nhau. Trong đó, chiếc Ford Ranger của anh là một trong những chiếc bị nặng nhất, với hầu hết các bộ phận bên ngoài như kính trước và sau, gương chiếu hậu, nắp capô, thùng xe, bậc lên xuống,… đều có vết sơn.
Một số chiếc xe khác như Hyundai Tucson, Toyota Fortuner, Chevrolet Captiva, Hyundai Accent,… cũng bị sơn bắn gần như kín xe. |
Một số chủ xe bị tạt sơn cho rằng, đoạn đường trên là đường nội bộ nằm giữa toà nhà Intracom1 và CT3 thuộc khu đô thị Trung Văn, không có biển cấm dừng đỗ. Người dân đã đỗ xe tại đây nhiều năm nay.
Được biết, đây không phải lần đầu xảy ra hiện tượng phá hoại ô tô dừng đỗ trong khu đô thị này. Trước đó, vào cuối năm 2020, nhiều xe đưa đón học sinh đỗ tại đây cũng bị kẻ gian đập vỡ kính chắn gió, đèn chiếu hậu. Các tài xế nghi ngờ một bãi xe không phép gần đó đã cố tình dùng “chiêu trò” để ép người dân vào gửi xe.
Và dù đối tượng nào “ra tay” thì rõ ràng việc đập phá hay tạt sơn vào ô tô cũng là những hành vi phá hoại tài sản, coi thường pháp luật và cần được nghiêm trị.
Tạt sơn lên ô tô có thể bị phạt đến 20 năm tù
Chia sẻ thêm về chiếc Ford Ranger của mình, anh C.M.Q. cho biết, vào chiều 27/9, sau khi phát hiện xe mình bị dính sơn, anh đã cho xe đến nhiều gara để tẩy sơn nhưng không gara nào nhận vì vết sơn đã khô, lại dính vào nhiều bộ phận nên việc xử lý rất phức tạp.
![]() |
Chiếc Ford Ranger của anh C.M.Q bị dính sơn ở hầu hết các bộ phận như kính trước và sau, gương chiếu hậu, nắp capô, thùng xe, bậc lên xuống,… |
“Sáng nay (28/9), tôi phải đến hãng thì được báo giá khắc phục lại sơn hết hơn 23 triệu đồng. Tuy rất xót của nhưng vẫn phải cắn răng làm vì không còn cách nào khác, không thể để xe như vậy mà đi được”, anh Q. bức xúc chia sẻ.
![]() |
Chiếc Ford Ranger bị tạt sơn được báo giá khắc phục hết hơn 23 triệu đồng. (Ảnh do nhân vật cung cấp). |
Trao đổi với VietNamNet về vụ việc trên, Luật sư Dương Đức Thắng (Phó Giám đốc Công ty Luật Myway, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết, chưa cần biết phương tiện có dừng đỗ sai quy định hoặc có mâu thuẫn gì trước đó hay không, nhưng việc cố tình tạt sơn, cào xước, phá huỷ ô tô,... đều là vi phạm pháp luật.
“Hành vi cố tình huỷ hoại tài sản của người khác ngoài phải đền bù thiệt hại thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù đến 20 năm”, Luật sư Dương Đức Thắng khẳng định.
Vị Luật sư này viện dẫn, theo Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015 về huỷ hoại và cố ý làm hư hỏng tài sản: Nếu thiệt hại gây ra từ 2 triệu đến dưới 200 triệu đồng hoặc vi phạm có tổ chức thì có thể bị xử phạt đến 7 năm tù; Trường hợp gây hậu quả thiệt hại từ 200 triệu trở lên có thể bị phạt tù đến 10 năm và “kịch khung” có thể đến 20 năm nếu thiệt hại từ 500 triệu trở lên.
![]() |
Luật sư Dương Đức Thắng cho rằng, vụ việc có dấu hiệu hình sự khá rõ ràng. |
Nếu thiệt hại chưa đến 2 triệu đồng và không thuộc các trường hợp tại khoản 1 Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Theo đó, người này có thể bị phạt tiền từ 2 đến 5 triệu đồng về hành vi “hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác”.
Luật sư Dương Đức Thắng cho rằng: “Việc xác định mức độ thiệt hại cần chờ kết quả định giá về thiệt hại chính thức của cơ quan công an. Tuy nhiên, với trường hợp cụ thể là hơn 10 chiếc xe bị tạt sơn tại khu đô thị Trung Văn vào ngày 27/9 vừa qua, thì chắc chắn thiệt hại là không hề nhỏ (trên 2 triệu đồng - PV), do vậy, vụ việc này có dấu hiệu hình sự khá rõ ràng”.
Qua vụ việc này, người dân tại khu đô thị Trung Văn cũng như cộng đồng lái xe mong muốn các cơ quan chức năng khẩn trương vào cuộc, điều tra và có hình thức trừng trị thích đáng những kẻ manh động, huỷ hoại tài sản, phương tiện của người khác.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy - báo VietNamNet theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Không rõ vì mâu thuẫn gì, hơn 10 chiếc xe con đậu tại khu đô thị Trung Văn (Hà Nội) đã bị tạt sơn vào rạng sáng ngày 27/9 vừa qua khiến các chủ xe và người dân vô cùng bức xúc.
" alt=""/>Vụ hàng loạt ô tô bị tạt sơn ở Trung Văn: Có dấu hiệu hình sựHầu hết các hệ thống cửa sổ trời ngày nay đều chạy điện và đã phát triển nhiều thiết kế, hình dạng và thậm chí còn mang công năng khác nhau. Có thể kiểm đếm như: cửa sổ trời loại tháo rời bằng tay, Spoiler sunroofs (trượt lên trên và đẩy về phía sau), rag-tops (cửa sổ trời dạng gấp, thường làm bằng vải cho xe mui trần), panorama (cửa sổ trời toàn cảnh cho hai hàng ghế), cửa sổ trời bằng tấm năng lượng mặt trời...
Tại Việt Nam, hầu hết các hãng xe ô tô đều đang có sẵn các mẫu xe với phiên bản trang bị cửa sổ trời. Nếu như trước đây chỉ có các dòng SUV và Crossover mới có cửa sổ trời thì hiện nay từ xe cỡ B trở lên đã có trang bị này như Hyundai Accent, Toyota Innova, Mazda6, Kia Sedona... Giá bán giữa phiên bản có và không có cửa sổ trời chênh lệch nhau không quá nhiều, chỉ khoảng vài chục triệu đồng.
Đơn cử như chiếc sedan cỡ B rẻ nhất thị trường hiện nay là Hyundai Accent, phiên bản đặc biệt số tự động 1.4L giá 542 triệu đồng có sẵn cửa sổ trời, đắt hơn bản 1.4L số tự động khoảng 40 triệu đồng.
Người Việt khổ sở với cửa sổ trời
Cách đây hơn 10 năm, khi những mẫu xe nhập khẩu ào ạt tấn công thị trường Việt Nam trước khi Thông tư 20/2011 chấm dứt sự sôi động này, người Việt bắt đầu hào hứng với những mẫu xe có trang bị cửa sổ trời.
Phần lớn xe có trang bị này đều là dòng SUV hoặc Crossover đắt tiền nên đã tạo ra một cảm giác đẳng cấp phân biệt với các dòng xe khác.
Theo thời gian, ngày càng nhiều thương hiệu tại Việt Nam đưa trang bị cửa sổ trời vào sản phẩm, từ xe cỡ B, C, thậm chí cả hatchback cỡ nhỏ. Trong đó loại cửa sổ trời panorama được coi là không thể thiếu khi đặt cạnh không gian nội thất sang chảnh. Hơn nữa, giữa phiên bản không và có cửa sổ trời chỉ chênh nhau vài chục triệu đồng cũng khiến nhiều khách dễ đưa ra lựa chọn.
Tuy nhiên, cũng từ đây các bất cập về cửa sổ trời dần phát sinh khiến nhiều người cảm thấy sang đâu chưa thấy mà chỉ thấy cực, nhất là vào mùa hè.
Anh Đỗ Quang Lâm (Linh Đàm, Hà Nội) cho biết đã phải mua thêm các tấm cách nhiệt màu bạc để dán lên phần nóc kính cửa sổ trời chiếc Peugeot 5008 của mình. “Nhìn hơi xấu nhưng so với cảm giác đội lò lửa trên đầu khi di chuyển vào mùa hè thì lại thành hợp lý. Đến mùa đông lại gỡ ra”, anh Lâm chia sẻ.
![]() |
Dán tấm cách nhiệt lên cửa sổ trời để chống...nắng |
Nhiều chủ xe đã thực hiện như anh Lâm để tránh cái nắng gay gắt mùa hè.
Anh Nguyễn Quốc Thắng, một chủ cửa hàng nội thất trên phố Trần Quang Khải (Hà Nội) chia sẻ rằng, vào thời điểm các tháng 5, 6 và 7, doanh số cửa hàng phần lớn tập trung vào dịch vụ thi công cách nhiệt cho khách. “Nhiều khách đơn giản chỉ dán thêm loại phim cách nhiệt dày cho phần cửa sổ trời, nhưng cũng có khách yêu cầu phải bọc thêm lớp cách nhiệt ở phần cửa trượt bằng vải để bớt cảm giác ngột ngạt”, anh Thắng nói.
Không chỉ chịu cảm giác cái nóng khắc nghiệt mùa hè, mà các chủ xe có cửa sổ trời còn đối mặt mối lo nước mưa giột, gây loang lổ trần xe bằng nỉ.
Như trường hợp khiến anh Nguyễn Duy (Thanh Xuân, Hà Nội) khổ sở vì tìm nguyên nhân. Anh Duy kể: “Tôi chạy chiếc Toyota Venza 2010, mới đây thấy mép vải nỉ chỗ cột A có nước nhỏ giọt mới đem xe ra đại lý Toyota. Nhưng thợ ở đây tìm mãi mà không thấy đường thoát nước để kiểm tra và hẹn để xe lại 2 ngày. Sau đó họ báo giá 3,2 triệu để dỡ toàn bộ cửa sổ trời ra vệ sinh và bôi keo lại”.
![]() |
Chủ xe này đã dán ni-lon để chống dột qua đường cửa sổ trời |
Nhiều chủ xe bị tình trạng tương tự như anh Duy đã phải chọn giải pháp khắc phục tạm thời là dán băng keo hoặc tấm nhựa lớn để che chắn không cho nước mưa lọt qua lớp gioăng cao su.
Theo anh Huỳnh Trọng Nhân, chủ gara ô tô Trọng Nhân (phố Lạc Nghiệp, Hà Nội), nếu sử dụng xe có cửa sổ trời, các chủ xe nên lưu ý thường xuyên vệ sinh lau chùi phần khe cửa bởi theo thời gian, bụi bẩn và nước đọng sẽ dễ bị két lại làm giảm đường thoát nước hoặc tăng ẩm gây mục mọt. "Phần lớn khi đi rửa xe ở ngoài, vòi phun và lau chùi đơn giản không thể làm sạch được chi tiết ngóc ngách trong khe rãnh cửa sổ trời. Theo thời gian, chủ xe không quan tâm tới dễ gặp phải hậu quả như kẹt cửa, tắc đường dẫn nước, lão hóa các chi tiết cửa. Xử lý khá tốn kém vì phải tháo toàn bộ cụm chi tiết ra vệ sinh và khắc phục", anh Nhân nói.
Có thể thấy, cửa sổ trời dù là trang bị giúp chiếc xe sang chảnh hơn nhưng với những nước khí hậu mưa nắng nhiều như Việt Nam, sẽ đòi hỏi chủ xe cần phải cân nhắc, bởi đi kèm giá trị đẳng cấp là những phiền toái dễ khiến người dùng cảm thấy mệt mỏi.
Đình Quý
Theo bạn có nên mua ô tô có trang bị cửa sổ trời hay không? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Cửa sổ trời ôtô gây không ít phiền toái cho chủ xe, đặc biệt là cửa sổ trời toàn cảnh với màn che mỏng.
" alt=""/>Ô tô có cửa sổ trời: Hữu ích thì ít, phiền toái thì nhiềuHiện trường vụ tai nạn lao động khiến 1 người chết, 1 xe tải bị phá hủy tại đồi Yên Ngựa, xã Đông Xuân, Quốc Oai, Hà Nội
Ngày 29/9/2020, tại bản án số 35/2020/KDTM-ST của TAND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) về vụ kiện tranh chấp hợp đồng bảo hiểm đã yêu cầu Tổng Công ty bảo hiểm Bảo Việt buộc phải bồi thường cho bên nguyên đơn là Công ty TNHH vận tải và thương mại Nam Dương số tiền bảo hiểm 845 triệu đồng đối với thiệt hại xe ô tô tải BKS 29C-795.41.
Ngoài ra, tòa án buộc phía bảo hiểm Bảo Việt phải thanh toán số tiền lãi chậm trả, tính đến ngày xét xử là 130 triệu đồng, đồng thời chịu toàn bộ án phí sơ thẩm là 40,3 triệu đồng.
Theo bản án, ngày 17/3/2018 tại khu vực khai thác đất đá thuộc núi Yên Ngựa (thôn Đồng Chằm, xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, Hà Nội) xảy ra vụ tai nạn lao động, khi anh Tạ Văn Tuyên (sinh năm 1986, trú tại Ngô Sài, Quốc Oai, Hà Nội) điều khiển xe ô tô BKS 29C-795.41 đến mua đất.
Khi xe dừng đỗ đợi múc đất lên thùng thì bất ngờ đất đá sụp xuống đè kín toàn bộ xe. Hậu quả khiến anh Tuyên tử vong trong cabin, xe ô tô bị phá hủy hoàn toàn.
Cơ quan CSĐT công an huyện Quốc Oai kết luận vụ tai nạn trên là tai nạn lao động và ra quyết định không khởi tố vụ án, do không có hành vi cấu thành tội phạm.
Chiếc ô tô bị phá hủy trong vụ việc (xe tải BKS 29C-795.41) tại thời điểm bị vùi lấp được mua bảo hiểm vật chất của Bảo Việt Nghệ An, giấy chứng nhận bảo hiểm số 002667446, giá trị bảo hiểm 900 triệu đồng, hiệu lực bảo hiểm đến ngày 22/5/2018.
Sau khi công an kết luận và cung cấp hồ sơ tai nạn vào ngày 27/9/2018, phía chủ xe là Công ty Nam Dương đã chuyển hồ sơ đề nghị bảo hiểm Bảo Việt bồi thường thiệt hại vật chất.
Ngày 15/1/2019, tức gần 1 năm sau ngày xảy ra sự kiện - bảo hiểm Bảo Việt ra công văn thông báo từ chối bồi thường với lý do xe mất hiệu lực đăng kiểm do cơi nới thành thùng khi tham gia giao thông, rơi vào điểm loại trừ bảo hiểm.
Vị trí chiếc xe tải (khoanh đỏ) bị đất đá ụp xuống vùi lấp ngày 17/3/2018
Tại phiên tòa, HĐXX nhận định, phía chủ xe mua bảo hiểm đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, nhưng không nhận được hợp đồng mà chỉ được Bảo Việt cấp cho một tờ giấy chứng nhận bảo hiểm (số 002667446), trên tờ giấy này không ghi rõ áp dụng quy tắc bảo hiểm nào.
Thêm nữa, ngoài việc không lập hợp đồng, trên giấy chứng nhận bảo hiểm cũng không ghi bất cứ điểm loại trừ nào, nên phía bị đơn (bảo hiểm Bảo Việt) vi phạm điều 13, 14 và 16 của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
Mặc khác, HĐXX cho rằng, thiệt hại không nằm trong điểm loại trừ, vì khi bị tai nạn, xe ô tô này không tham gia giao thông trên đường bộ.
Theo nhận định của tòa án: "Thực tế xem xét thẩm định tại chỗ ngày 30/7/2020 tại đồi Yên Ngựa (thôn Đồng Chằm, xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, Hà Nội) cho thấy, tại vị trí xảy ra tai nạn phía dưới chân đồi là đá núi lởm chởm. Phía trước mặt là núi đá, đất lẫn nhau, trên đỉnh núi có cây xanh, chân núi là bãi đất đá, các phương tiện giao thông không đi lại được. Trong thời gian xem xét thẩm định không có phương tiện nào qua lại khu vực này, được xác định đây là khu vực khai thác đất đá".
Mặt khác, công văn 339/CV-CQĐT ngày 28/8/2020 của Công an huyện Quốc Oai gửi TAND quận Hoàn Kiếm đã xác định: “Khu vực xảy ra tai nạn tại núi Yên Ngựa, thôn Đồng Chằm, xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, Hà Nội không phải đường giao thông thuộc mạng lưới đường bộ Việt Nam. Việc xe ô tô BKS 29C-795.41 đang dừng đỗ tại núi Yên Ngựa và bị đất đá sạt lở vùi lấp làm hư hỏng không phải đang tham gia giao thông”.
Vụ việc là bài học cho các đại lý và công ty bảo hiểm khi giao kết hợp đồng, đặc biệt việc áp dụng điểm loại trừ khi từ chối bồi thường bảo hiểm cần dựa trên cơ sở thực tế của tình huống dẫn đến xảy ra sự kiện bảo hiểm. Không thể viện cớ đến những nguyên nhân không liên quan đến vụ tai nạn để chế tài, từ chối bồi thường bảo hiểm.
Bên cạnh đó, việc giao kết mua bán bảo hiểm giữa đại lý và khách hàng cần phải được thiết lập dựa trên văn bản pháp lý là hợp đồng mua bán. Đồng thời cần phải giải thích rõ cho khách hàng những quyền lợi, trách nhiệm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Sau khi tòa sơ thẩm tuyên án, Bảo Việt đã đệ đơn kháng án. Dự kiến phiên phúc thẩm của vụ án này sẽ được mở trong tháng 4/2021.
Theo Báo Giao thông
Mời bạn đọc gửi tin bài cộng tác về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Từ 1/4 tới, khi phát hiện xe tải có dấu hiệu vi phạm về tải trọng, quá khổ hoặc tự ý cải tạo phương tiện, cảnh sát giao thông (CSGT) được phép dừng xe để kiểm tra, xử lý theo chuyên đề.
" alt=""/>Từ chối bảo hiểm thiếu căn cứ, Bảo Việt thua kiện